Tìm hiểu huyền thoại làng game Cờ Tướng Việt - Lý Anh Mậu

Lý Anh Mậu sinh năm 1926 trong một gia đình viên chức làm Sở Kiểm Lâm ở Biên Hoà. Ông là em trai ruột của nhà văn nổi tiếng Lý Văn Sâm. Sinh trưởng tại xã Bình Long, huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Biên Hòa cũ, ông nức tiếng xa gần với danh hiệu "nhà vô địch Cờ Tướng Biên Hòa". Đến năm 1956, Anh Mậu chuyển về sinh sống tại Toà hành chính Gia Định, ngay gần chợ Bà Chiểu. Tại đây, ông tiếp tục phát huy tài năng của mình và được liệt vào hàng một trong những cao thủ game Cờ Tướng danh giá nhất của đất Gia Định. Ngoài cái tên Lý Anh Mậu, ông còn được mọi người gọi với tên thân mật là Lý Anh Mô.

Tìm hiểu huyền thoại làng game Cờ Tướng Việt - Lý Anh Mậu

Chân dung huyền thoại làng game Cờ Tướng Việt Nam - Lý Anh Mậu

Ngay từ khi còn nhỏ, ông đã thể hiện niềm đam mê chơi Cờ Tướng của mình một cách mãnh liệt. Anh Mậu bắt đầu tự mình tìm tòi, nghiên cứu cách chơi Cờ Tướng từ những bài báo in hay những cuốn sách cũ. Lý Anh Mô kể lại :"Vào khoảng những năm 1939-1940, ông từng phải lặn lội một đoạn đường dài 60 km từ Biên Hòa lên Sài Gòn để mua các tập quảng cáo ghi cách chơi Cờ Tướng của nhà thuốc Võ Văn Vân. Lý do là vì kế nhà ông có một ông phú hộ mê cờ nhưng không biết chữ. Ông ta muốn nhờ ông giúp mua tài liệu và đọc chỉ cho cách chơi"

Tuy phải thường xuyên làm công việc vất vả như thế nhưng ông lại không tỏ ra khó chịu mà ngược lại ngọn lửa đam mê game Cờ Tướng lại từ đó càng bùng cháy mạnh mẽ. Không dừng lại ở việc nghiên cứu các kỹ thuật chơi Cờ Tướng thông qua sách bản địa, ông còn mày mò dịch các kỳ thư của Trung Quốc như: Mai Hoa Phổ và Quất Trung Bí. Có lẽ cũng chính nhờ vậy mà Lý Anh Mậu sớm đã thu thập những tinh hoa chơi Cờ Tướng khi tuổi đời còn rất trẻ.

Học đi đôi với hành, Lý Anh Mậu không chỉ bỏ thời gian nghiên cứu mà ông còn rất tích cực cọ xát thi đấu với những kỳ thủ nức tiếng đương thời nhằm gia tăng thực lực. Ông từng xuống Sài Gòn thách đấu kỳ vương Hứa Văn Hải vào năm 1943 và đọ sức cùng Hà Quan Bố ở sòng bạc "Đại Thế Giới" vào năm 1946. Với hai kỳ ngộ này, mặc dù bại trận nhưng Lý Anh Mậu đã nhận được vô số những điều quý giá đó là được Hứa Văn Hải truyền cho một số tài liệu Cờ Tướng quý báu và Hà Quang Bố chỉ điểm cho ông như một đệ tử thực thụ của mình.

 Dù rất tài năng nhưng Lý Anh Mậu lại có một hậu vận đáng buồn

 Dù rất tài năng nhưng Lý Anh Mậu lại có một hậu vận đáng buồn

Kinh nghiệm quý báu nhất mà Lý Anh Mô đã đúc kết trong suốt sự nghiệp kỳ thủ của mình đó là: chơi Cờ Tướng là một nghệ thuật cao quý, đòi hỏi phải chơi cho đẹp. Mục tiêu là phải chiến thắng nhưng tuyệt đối không phải là bằng bất kỳ thủ đoạn nào. Đó mới là cái tâm của một kỳ thủ chuyên nghiệp thực thụ.

Ngoài ra, ông cũng có rất nhiều đệ tử thành danh và từng để lại cho đời hơn 10 quyển kỳ phổ giá trị. Dù vậy, Lý Mậu Anh lại có một hậu thoại đáng buồn. Trong thời gian làm việc tại sòng bạc Đại Thế Giới, ông rất khá giả nhưng vì bị bạn bè lôi kéo nên không may vướng vào ma túy. Đến khi sòng bạc bị đóng cửa, ông thất nghiệp và cuộc sống đi vào bế tắc. Đến năm 1978, ông qua đời sau một ca tai biến, để lại biết bao tiếc thương cho gia đình, bạn bè và cả giới kỳ thủ.