Chân dung 10 thiên tài chơi Cờ Tướng nức tiếng một thời của Việt Nam (phần 2)

Nối tiếp phần một, cổng game bài online Sảnh Rồng xin tiếp tục giới thiệu đến các bạn chân dung của những thiên tài khác. Những người cao thủ từng nức tiếng một thời của làng game Cờ Tướng Việt. Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về 03 nhân vật rất đặc biệt với ngoại hiệu là "Đồng Tâm tam kiệt" gồm: Phạm Văn Ngọc, Phạm Văn Sáng và Thái Văn Hiệp.

Phạm Văn Ngọc - Thủ lĩnh Đồng Tâm hội

Phạm Văn Ngọc sinh năm 1916 tại Gò Công. Ông còn có tên thân mật là Tư Ngọc và là huynh trưởng của kỳ thủ Phạm Văn Sáng. Sinh thời mồ côi cha, gia đình lại nghèo và đông anh em nên ông phải sớm nghỉ học và lao vào cuộc sống mưu sinh. Năm 14 tuổi ông may mắn gặp và được Nguyễn Văn Ngoan tận tình chỉ dạy kỹ thuật chơi Cờ Tướng. Sau đó, ông cùng em trai mình là Phạm Văn Sáng ngày đêm luyện tập các thế cờ để gia tăng trình độ rồi cùng Nam tiến vào Sài Gòn lập nghiệp.

Phạm Văn Ngọc được xem là một trong những cây đại thụ của làng Cờ Tướng Việt những năm đầu thế kỷ 20

Phạm Văn Ngọc được xem là một trong những cây đại thụ của làng Cờ Tướng Việt những năm đầu thế kỷ 20

Bước ngoặc sự nghiệp của ông được đánh dấu bởi tiệm hớt tóc Đồng Tâm. Tại đây, ông và em của mình nảy ra ý tưởng mở bàn cờ tướng nhằm cho khách giải trí trong lúc chờ đợi hớt tóc. Chẳng bao lâu, tiệm hớt tóc của ông trở nên đông khách và nổi tiếng khắp đất Sài Gòn. Nó như một hội quán dành cho những người yêu mến game Cờ Tướng đến tham gia. Phạm Văn Ngọc từng giành chức Á Quân trong giải đấu tìm kiếm kỳ vương được tổ chức vào năm 1943. Kỹ thuật chơi Cờ Tướng của ông thiên về trường phái tấn công liên hoàn, tất sát rất bá đạo. Về sau, ông tham gia phong trào Việt Minh và khi Cách Mạng Tháng 8 nổ ra, ông mất trong một trận đánh để lại bao nỗi tiếc thương.

Phạm Văn Sáng - Xuất kỳ như phong

Phạm Văn Sáng sinh năm 1918, là một trong số "Đồng Tam tam kiệt". Ông là người có tính tình vui vẻ hoạt bát và rất khiêm tốn nên luôn được mọi người yêu mến. Lối chơi Cờ Tướng của ông tuy không mạnh về tấn công liên hoàn như anh trai mình hay phòng thủ nghiêm ngặt như Thái Văn Hiệp nhưng lại uyển chuyển vô cùng. Lối đánh của ông có độ linh hoạt cao, công thủ toàn diện, các nước đi đều rất có thần, xuất quân nhanh như gió.

Lối chơi Cờ Tướng của Phạm Văn Sáng linh hoạt, uyển chuyển, xuất quân nhanh như gió.

Lối chơi Cờ Tướng của Phạm Văn Sáng linh hoạt, uyển chuyển, xuất quân nhanh như gió.

Nhiều người cho rằng để đạt được cảnh giới như vậy là do ông rất chăm chỉ nghiên cứu cờ thế. Hầu hết cách ván cờ kinh điển, nổi tiếng ông đều nắm vững nước đi cũng như phá giải. Song song với việc nghiên cứu các thế cờ cổ, ông cũng tự mình mày mò và sáng tạo ra những chiêu thức mới. Thành tích nổi bật nhất của ông có thể kể đến danh hiệu quán quân Giải đấu Cờ Tướng vô địch Sài Gòn - Chợ Lớn vào mùa xuân năm 1949. Trong số 10 thiên tài chơi Cờ Tướng được đề cập đến trong loạt bài viết này thì ông là người sống thọ nhất với số tuổi là 74. 

Thái Văn Hiệp - Lấy thủ làm công, vận thoái làm tiến

Là người cuối cùng trong nhóm Đồng Tam Tam Kiệt, Thái Văn Hiệp sở hữu kỹ thuật chơi Cờ Tướng rất đặc biệt. Lối bày binh bố trận của ông thiên về phòng thủ, lấy thủ làm công, phòng ngự để phản công. Mặc dù có thể nhiều người cho rằng kiểu chơi này có phần bị động nhưng kỳ thực sức mạnh của nó ẩn tàng rất nhiều huyền cơ.

Trong game Cờ Tướng, phòng thủ cũng là một chiến thuật dùng để tấn công và đó chính là kỳ đạo của Thái Văn Hiệp

Trong game Cờ Tướng, phòng thủ cũng là một chiến thuật dùng để tấn công và đó chính là kỳ đạo của Thái Văn Hiệp

Danh kỳ Thái Văn Hiệp còn có một cái tên khác là "Thầy Ba Hiệp" vì ông có rất nhiều học trò. Đệ tử của ông gồm rất nhiều cao thủ đương đại của làng cờ như: Nguyễn Văn Tòng, Mạch Hữu Nghĩa, Trần Ngọc Lâu, Mai Thanh Minh,... Dù sau này khi về già, sức cờ của Thái Văn Hiệp có giảm sút nhưng đối với giới mộ kỳ thì ông vẫn luôn là một người đáng kính trọng, có công sức đào tạo nên rất nhiều nhân tài cho làng Cờ Tướng sau này.