Giải mã bí ẩn giữa game Chắn và Tổ Tôm

Tổ Tôm là một trò chơi đánh bài dân gian phổ biến của người Việt Nam, đặc biệt lại tại khu vực Miền Bắc. Đây được xem như trò chơi nền tảng, làm cơ sở để tạo ra tựa game Chắn. Sau đây, mời các bạn cùng khám phá những điều thú vị của 02 loại game bài này nhé!

 Tên gọi của Tổ Tôm được đọc chệch ra từ chữ "Tụ Tam" nghĩa là sự hội tụ tinh hoa của ba hàng quân Văn, Vạn và Sách. Trong các ngày lễ, Tết, Tổ Tôm rất thường được nam giới và người già chơi. Vì nó có rất nhiều quy luật khó và phức tạp cùng nhiều nước biến hoá nên thiếu niên và phụ nữ thời xưa không thích hợp chơi loại bài này.

Trong các loại bài có hình chữ nhật dài thì Tổ Tôm không được phổ biến và bình dân bằng trò chơi Tam Cúc. Chính vì bài Tổ Tôm khá khó chơi nên người xưa có câu ca dao đề cao những người có khả năng thông tuệ loại bài này. Ở một góc độ nào đó, việc biết chơi bài Tổ Tôm thể hiện trình độ và cái oai phong của bậc quân tử : "Làm trai biết đánh Tổ Tôm. Uống chè mạn hảo xem nôm Thuý Kiều"

Giải mã bí ẩn giữa game Chắn và Tổ Tôm

Tổ Tôm là loại bài sở hữu lối chơi rất gần với game Chắn

Nói về nguồn gốc của Tổ Tôm, nhiều nhiều cho rằng loại game bài này có nguồn gốc bắt nguồn từ Trung Quốc. Tuy nhiên, cũng có tài liệu nói rằng Tổ Tôm xuất phát từ Nhật Bản. Lý do là vì các hình vẽ trong bài Tổ Tôm đều là hình vẽ theo kiểu của Nhật với lối tranh mộc bản (mokuhan) đơn giản và tất cả các nhân vật đều mặc "Kimono" thời Edo (thời kỳ trước khi Nhật hoàng Minh Trị trở thành vua và trị vì). Trong số này có 18 hình đàn ông (có 8 người bó chân), 4 hình phụ nữ và 4 hình trẻ em. Mặt khác, các hình cá chép, trái đào, thành, thuyền cũng là những hình ảnh rất Nhật.

Game bài Tổ Tôm có tổng cộng 120 quân, gồm có hàng là Vạn, Văn và Sách. Các hàng quân này được viết bằng chữ Nho và cách nhận biết 3 hàng quân này được thể hiện theo câu "Vạn vuông, Văn chéo, Sách loằng ngoằng". Bên phải các quân bài có chữ số từ Nhất đến Cửu. Trong bài Tổ Tôm có 03 loại quân đặc biệt có tên gọi là Thang Thang, Lão Lão và Chi Chi. Riêng đối với khi chơi Chắn thì do được tinh giảm nên quân đặc biệt sẽ chỉ còn quân Chi Chi. Điều thú vị của game Tổ Tôm là các quân bài đều có hình minh họa và có thể ghi nhớ bằng hình nếu như người chơi không thuộc được hết chữ Nho. Bài Tổ Tôm cũng được làm bằng bìa với mặt sau giống hệt nhau để tránh lộ bài.

Game Chắn được xem như tinh hoa sau khi rút gọn của Tổ Tôm

Game Chắn được xem như tinh hoa sau khi rút gọn của Tổ Tôm

Có thể nói game Chắn là trò chơi được tinh giảm từ Tổ Tôm. Nó sở hữu lối chơi, quy luật cấm,... gần như giống với nguyên bản. Tuy nhiên, trong game Chắn thì các lá bài sẽ được rút lại còn 100 lá vì các quân bài thuộc bộ Nhất và hàng Yêu (quân Thang Thang và Lão) đã được loại bỏ ra bớt. Trong 100 quân đó thì có 20 lá bài đỏ (bao gồm các quân Cửu Sách, Cửu Vạn, Bát Sách, Bát Vạn, Chi Chi) và còn lại là 80 quân bài trắng. Cũng chính vì sự thay đổi này nên giữa đánh Chắn và Tổ Tôm cũng xuất hiện một số sự khác biệt nhất định về các cước sắc.

Cụ thể như trong game Chắn sẽ không có cước sắc Kính Lão Lão như Tổ Tôm, cược sắc Thập Điều (10 đỏ) sẽ được rút còn là Bát Điều (8 đỏ),... Trong dân gian, có hai cách chơi Chắn được gọi là Bí tứ (chơi Chắn 4 người) và Bí ngũ (chơi Chắn 5 người).

Hy vọng rằng với các thông tin ở trên, các bạn đã có thêm những hiểu biết mới về game Chắn và Tổ Tôm. Nếu còn chưa rõ thì còn ngại gì mà không thử chơi Chắn online trên Sảnh Rồng ngay để tự mình khám phá trò chơi độc đáo này. Chúc các bạn vui vẻ!